Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, vận động thường xuyên chắc chắn sẽ là một điều phải có trong cuộc sống. Hãy theo dõi những tips dưới đây để tập luyện hiệu quả hơn:
1. LẬP DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG BẠN YÊU THÍCH
Nếu bạn không phải là một vận động viên chuyên nghiệp, bạn có thể không cần quan tâm tới những bài tập nặng nề. Những hoạt động đơn giản bạn có thể thực hiện như: bơi lội, chạy bộ, đi bộ, vân vân.
Hãy thử nghĩ về những hoạt động mà bạn muốn thử hoặc những hoạt động bạn đã từng yêu thích trong quá khứ.
2. HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ
Điều quan trọng không kém đó là hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những hoạt động bạn dự định sẽ thực hiện. Bởi vì họ có đủ kiến thức để biết sức khỏe của bạn phù hợp với những hoạt động nào.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ còn cho bạn lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện và thời gian tập luyện trong ngày.
3. KIỂM TRA LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU
Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có cần kiểm tra lượng đường trong máu trước khi luyện tập hay không. Nếu bạn dự định sẽ tập hơn 1 giờ đồng hồ, bạn nên thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu để biết tình hình cơ thể như thế nào.
4. LUÔN MANG THEO ĐỒ ĂN NGỌT
Bạn phải luôn luôn mang theo một loại đồ ăn vặt để bổ sung năng lượng và lượng đường khi mệt mỏi. Bạn có thể mang theo trái cây hay nước ép trái cây.
5. LUYỆN TẬP MỖI NGÀY
Nếu bạn chưa từng tập luyện, hãy bắt đầu với 10 phút tập luyện mỗi ngày. Dần dần bạn nên tăng thời gian tập lên để phù hợp với sức khỏe.
6. TẬP SỨC BỀN ÍT NHẤT 2 LẦN/TUẦN
Việc rèn luyện sức bền có thể kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Bạn có thể tập nâng tạ hoặc với các loại dây thun đàn hồi. Hoặc bạn có thể tập đơn giản như: hít đất, hít xà đơn hoặc squat.
7. BIẾN VIỆC TẬP LUYỆN THÀNH THÓI QUEN
Tập luyện, ăn uống và nghỉ ngơi là những điều quan trọng giúp bạn kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy cố gắng biến những việc này thành thói quen phải thực hiện mỗi ngày.
8. GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Hãy tập luyện với những người biết bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc có kiến thức về bệnh này để khi bạn mệt mỏi hoặc xảy ra sự cố, họ sẽ có khả năng giúp bạn.
Ngoài ra, việc tập luyện với nhiều người sẽ giúp cho buổi tập vui vẻ hơn, từ đó bạn sẽ có thêm động lực để tập luyện.
9. LỰA CHỌN TRANG PHỤC TỐT
Việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn mặc trang phục phù hợp. Nếu bạn chạy bộ, hãy chọn trang phuc chạy bộ tại OnWays, bởi những sản phẩm này được thiết kế với công năng đặc biệt thích hợp cho mọi cử động trong quá trình chạy. Từ đó giảm chấn thương đáng kể.
Ngoài ra, bạn còn phải chú ý tới giày. Hãy chọn một đôi giày thật tốt để đảm bảo khớp chân được vận động thoải mái.
10. BỔ SUNG NƯỚC
Bạn luôn luôn nhớ phải bổ sung nước đầy đủ trước khi tập, trong khi tập và sau khi tập.
11. HÃY NGƯNG NẾU BẠN BỊ ĐAU
Nếu trong quá trình luyện tập, bạn bị đau ở phần cơ nào đó thì hãy ngừng tập luyện trong một thời gian ngắn để cơ thể hồi phục. Đừng cố sức tập luyện nếu bạn không muốn nhận hậu quả nghiêm trọng.
TẬP LUYỆN ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?
Khi bạn tập luyện, cơ thể bạn cần thêm lượng đường được gọi là glucose.
Khi bạn hoạt động nhanh và liên tục, cơ thể sẽ tiết ra đường glucose để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn quá lạm dung việc này, việc tiết ra đường glucose nhiều sẽ làm lượng đường trong máu giảm đi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.
OnWays hy vọng với những tips trên, bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn thành công!
Lê Quang (Theo Webmd.com)