Chuối chín là món tráng miệng, bữa phụ lý tưởng nhưng ăn quá nhiều có thể kéo theo các vấn đề răng miệng do loại quả này chứa lượng đường cao. Chuối chín cũng chứa tyramine - chất làm tăng chứng đau nửa đầu. Hai quả mỗi ngày là liều lượng phù hợp.
Yến mạch thường được khuyến khích trong chế độ ăn healthy hay ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại tinh bột này cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề tiêu hóa, đầy hơi, táo bón. Hơn nữa, ăn quá nhiều yến mạch sẽ hạn chế sự hấp thụ canxi, magie, kẽm của cơ thể. Lượng yến mạch nên tiêu thụ trong ngày dao động khoảng 85-170 gr tùy thuộc vào lượng calo cơ thể cần.
Phomai chứa lượng protein cao nhưng cũng có rất nhiều chất béo bão hòa, dễ kéo theo các vấn đề về tim mạch. Ăn quá nhiều phomai có thể làm bạn phải đối mặt với chứng đầy bụng, ợ nóng.
Cơm là món phổ biến tại hầu hết các nước châu Á nhưng ngày nay cơm gần như không còn nhiều giá trị dinh dưỡng do quá trình xay xát, bảo quản. Tiêu thụ nhiều loại tinh bột này làm mức insulin trong cơ thể tăng cao.
Súp lơ xanh có chứa thiocyanates, dẫn đến việc tăng sinh hormone tuyến giáp. Ăn quá nhiều loại rau này có thể khiến bạn bị rụng tóc, sưng mặt, di ứng, phát ban. Tốt nhất không nên ăn nhiều hơn 500 gr súp lơ xanh mỗi ngày.
Quả việt quất chứa lượng vitamin C, chất chống oxy hóa cao nên hay có trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, loại quả này có khả năng làm hạ glucose trong máu xuống dưới mức bình thường. Việt quất cũng có thể làm loãng máu, khó thở và cản trở cơ thể hấp thụ thuốc nếu bạn đang phải điều trị vấn đề sức khỏe.
Ngoisaonet_❃___