Chạy trail là một thử thách hấp dẫn dành cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, đối với newbie, việc hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản trong chạy trail sẽ giúp tự tin hơn, dễ dàng thích nghi với môi trường. Qua bài viết này, ONWAYS sẽ cung cấp những kiến thức nền cần thiết để bạn tự tin hơn khi bắt đầu chạy trail.
Chạy trail là gì?
Chạy trail (hay còn gọi là chạy địa hình) là một hình thức chạy bộ diễn ra trên các đường mòn tự nhiên, thay vì trên các con đường bê tông hay asphalt. Các cung đường này thường xuyên gặp phải địa hình gồ ghề, dốc đứng, đá, rễ cây, và các yếu tố tự nhiên khác, tạo nên một thử thách lớn cho người tham gia. Chạy trail không chỉ đòi hỏi thể lực tốt mà còn cần kỹ năng điều khiển và sự linh hoạt khi di chuyển trên địa hình khó.
Chạy trail thường chọn những địa hình đồi núi, địa hình càng phức tạp thì tính chất cuộc thi càng khiến người tham gia thích thú. Một số giải chạy trail phổ biến có thể kể đến đó là Dalat Ultra Trails, Vietnam Trail Marathon, La An Ultra Trail.
8 thuật ngữ cơ bản và phổ biến trong chạy trail
Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản trong chạy trail để bạn có thể tham khảo:
1. Elevation
Là độ cao của cung đường so với mực nước biển. Độ cao này ảnh hưởng trực tiếp đến độ khó của cuộc đua, khi càng lên cao, không khí loãng hơn và điều kiện chạy càng khó khăn hơn.
2. Gain
Là tổng số mét leo lên (mức độ thay đổi độ cao) trong suốt cuộc đua. Gain cho thấy mức độ dốc của cung đường và là chỉ số quan trọng để đánh giá độ khó của một cuộc đua trail. Cung đường các dốc, các phải leo lên cao nhiêu thì mức độ thử thách trong đoạn đường chạy trail càng cao.
3. Checkpoint
Là các điểm kiểm tra trong hành trình, nơi các vận động viên cần dừng lại để ghi nhận thông tin, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tiếp nước và ăn nhẹ. Đây là nơi cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho người tham gia.
4. COT (Cut-off Time)
Là thời gian giới hạn để hoàn thành một phần hoặc toàn bộ cuộc đua. Nếu vận động viên không hoàn thành trước giờ này, họ sẽ bị loại khỏi cuộc đua, nhằm đảm bảo an toàn và tổ chức.
5. Technical Trails
Là những đoạn đường khó khăn, đòi hỏi kỹ năng chạy trail tốt, như đi qua đá, rễ cây, hoặc các đoạn dốc đứng. Những đường mòn này yêu cầu người tham gia có sự linh hoạt và cẩn trọng trong từng bước đi.
6. Aid Station
Là các trạm tiếp tế dọc đường, nơi vận động viên có thể tiếp nước, thực phẩm và nhận sự hỗ trợ y tế nếu cần. Các aid station rất quan trọng trong các cuộc đua dài, giúp người tham gia duy trì năng lượng và sức khỏe.
7. DNF (Did Not Finish)
Là thuật ngữ chỉ những vận động viên không thể hoàn thành cuộc đua vì lý do sức khỏe, thời gian hoặc các yếu tố khác. Đây là điều mà mọi vận động viên đều mong tránh, nhưng đôi khi là một phần của trải nghiệm chạy trail.
Lời khuyên trong chạy trail dành cho newbie
Mọi cuộc đua nào cũng đều có khởi đầu, và bạn sẽ cần học tập rất nhiều điều khi bắt đầu một công việc nào đó:
Tập luyện thể dục thể thao đúng cách
Để cải thiện thể lực và khả năng thích ứng với các loại địa hình khác nhau, hãy bắt đầu với các bài tập bền bỉ và kết hợp chạy trên nhiều loại địa hình như đồi, núi, hoặc các tuyến đường mòn. Luyện tập dần dần để nâng cao sức bền và sự linh hoạt của cơ thể.
Nếu bạn là newbie, cần lưu ý rằng chạy trail không phải là việc cố gắng phải đi cho nhanh, mà là việc bạn phân bổ sức bền của mình khi về đích thì vẫn không có cảm giác đuối sức.
Trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết để chạy trail
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy chọn giày chạy trail, trang phục chạy trail phù hợp, các đồ bảo hộ cần thiết như mũ, kính, và bảo vệ đầu gối nếu cần.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng (nutrition)
Cung cấp đủ năng lượng và nước uống trong suốt hành trình rất quan trọng. Hãy mang theo các loại thực phẩm giàu năng lượng như gel, thanh năng lượng, hoặc trái cây khô, và uống nước thường xuyên để duy trì thể lực.
Cùng ONWAYS tham khảo những sản phẩm thể thao vô cùng chất lượng tại www.onways.com!
ONWAYS - BIỂU TƯỢNG THỜI TRANG THỂ THAO VIỆT NAM