Bạn là một người mới tập chạy bộ? Bạn muốn tập chạy bộ để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng? Trước khi bắt đầu chạy, hãy xem qua 8 tuyệt chiêu hữu ích này để tránh khỏi những chấn thương không đáng có.
1. BẮT ĐẦU VỚI QUÃNG ĐƯỜNG CHẠY NGẮN
Có phải bạn đang rất hào hứng để bắt đầu buổi chạy bộ đầu tiên của mình không? Đừng cố gắng chạy hết một quãng đường chạy dài. Theo một chuyên gia chạy bộ, bạn phải "chia nhỏ quãng đường chạy ra và chạy từng quãng nhỏ, đừng ngại ngùng đi bộ để hồi phục sức chạy khi bạn đã thấm mệt". Sau một vài buổi chạy, bạn có thể tăng quãng đường chạy lên và giảm bớt thời gian đi bộ.
Những buổi chạy đầu tiên, bạn nên đặt thời gian như sau: mỗi hai phút chạy bộ sẽ có hai phút đi bộ. Dần dần hãy tăng thời gian chạy lên từng phút một cho đến khi bạn hoàn toàn có thể chạy một quãng dài mà không cần đi bộ.
2. KHÔNG CHẠY QUÁ NHANH
Cơ thể của bạn cần có thời gian để làm quen với cơ chế vận động mới. Rất nhiều người mới chạy đã cố gắng chạy nhanh hết sức có thể để rồi phải chịu chấn thương chỉ một thời gian ngắn sau đó. Vì vậy, hãy bắt đầu chạy với vận tốc vừa đủ (thường thì với vận tốc mà bạn vẫn có thể trò chuyện được).
3. CƠ THỂ CẦN CÓ THỜI GIAN ĐỂ HỒI PHỤC
Buổi chạy đầu tiên của bạn rất tốt và bạn đang rất hào hứng bắt đầu buổi chạy tiếp theo phải không? TUYỆT VỜI. Nhưng bạn cần phải đợi một ngày sau nữa để bắt đầu buổi chạy tiếp theo: "Cơ thể cần thời gian để làm quen với nhịp điệu hoạt động mới và hồi phục cơ bắp".
Hãy đặt lịch chạy như sau: Một ngày chạy bộ, một ngày nghỉ ngơi. Với lịch chạy này, những người mới có thể đạt được hiệu quả tập luyện mà không phải lo bị chấn thương.
4. CHỌN LOẠI ĐỊA HÌNH TỐT NHẤT ĐỂ CHẠY
Nhiều người mới chạy thường có câu hỏi: "Chọn bề mặt nào để chạy là tốt nhất". Câu trả lời tốt nhất là: Hãy kết hợp nhiều địa hình.
- Mặt phẳng - Loại địa hình này phù hợp cho việc chạy nhanh và chạy đường dài, bởi vì nó sẽ giúp người chạy giảm những chấn thương không đáng có với cổ chân.
- Trong rừng hay đồng ruộng - Loại địa hình này thường mặt đất sẽ mềm hơn nhưng nguy cơ chấn thương cao hơn do đất, đá.
- Cát - Loại địa hình này giúp bạn rèn luyện cơ bắp. Nhưng nó có nguy cơ làm cơ bắp của bạn bị tổn thương do hoạt động quá mức.
5. TRÁNH HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC TRONG NHỮNG NGÀY "ĐÈN ĐỎ"
Đối với phụ nữ, trong những ngày "đèn đỏ" nên hạn chế việc chạy đường dài. Hãy chú ý tới sức khỏe và hãy chạy những quãng đường ngắn. Nếu như trong quá trình chạy, bạn bị đau thì hãy bình tĩnh và giảm tốc độ chạy đến khi bạn có thể đi bộ. Hãy hít thở thật đều và đi bộ để cơ thể hoạt động bình thường.
6. CHÚ Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Nếu như bạn chưa biết, chạy bộ là môn thể thao rèn luyện toàn cơ thể. Để có thể chạy dài, bạn cần phải có một sức khỏe tốt và kiên cường. Ngoài ra, một sức khỏe tốt sẽ góp phần làm giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình chạy.
7. TẬP LUYỆN NHIỀU MÔN THỂ THAO
Tập luyện nhiều môn thể thao khác ngoài chạy bộ còn giúp cơ thể giảm được những áp lực lên các khớp, cơ và xương. Ngoài ra, việc tập luyện nhiều môn thể thao sẽ giúp bạn có hứng thú hơn trong việc tập luyện.
8. CHỌN TRANG PHỤC PHÙ HỢP
Trang phục cũng là một yếu tố góp phần cho một buổi chạy thành công. Việc trang phục không được thiết kế đúng công năng sẽ làm cơ thể mau mệt mỏi và dễ dẫn đến chấn thương.
Hiện nay, trên thị thường thời trang thể thao, bạn có thể dễ dàng tìm được các sản phẩm áo thun chạy bộ đến từ OnWays - Thương hiệu thời trang thể thao.
OnWays hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm động lực và những kiến thức cần thiết để bắt đầu việc chạy bộ. Và nếu như bạn có thêm nhiều bí quyết khác, đừng ngại ngần để lại bình luận ở bên dưới nhé!
Lê Quang (Theo Runner's World)