Cải thiện tốc độ chạy cùng Tempo Run

Cải thiện tốc độ chạy cùng Tempo Run

Một trong những bài tập rất hiệu quả để cải thiện tốc độ của mình. Bài chạy này có liên quan đến acid lactic thải ra trong máu. Khi chạy tempo cơ thể chúng ta chủ yếu sử dụng carb được lưu trữ trong cơ bắp (glycogen) và trong máu (glucose) làm năng lượng. Và trong quá trình chuyển đổi glycogen sang năng lượng ATP, cơ thể tạo ra acid lactic.

Mọi người vẫn nghĩ acid lactic là thứ gây ra hiện tượng đau nhức. Điều này hoàn toàn không đúng!

Khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao liên tục, một lượng ATP lớn được sử dụng và sản sinh một lượng lớn hydrogen, cùng một sản phẩm phụ là pyruvate. Chính hydrogen sẽ làm giảm độ pH trong cơ bắp, khiến môi trường bên trong cơ bắp trở nên đầy tính axit, và đây mới thực sự là nguyên nhân đằng sau những cơn đau nhức của cơ bắp.
Nhưng pyruvate kết hợp với hydrogen sẽ tạo ra lactate. Như vậy lactate được tạo ra có nghĩa là pyruvate đã lấy đi hydrogen để giúp môi trường trong cơ giảm bớt đi tính Axit. Sau khi được tạo ra, lactate sẽ theo dòng tuần hoàn và bị đẩy ra ngoài, đến các bộ phận khác được tái sử dụng để tạo ra năng lượng.

Lượng hydrogen càng lớn thì lactate sẽ được tích tụ càng nhiều. Đến khi tốc độ sản xuất hydrogen nhanh hơn sự tích tụ lactate và tốc độ đẩy lactate ra ngoài, cơ bắp sẽ bị tăng tính axit và bắt đầu sụt giảm năng suất hoạt động. Hiện tượng này được gọi là lactate threshold, chúng ta hay gọi là ngưỡng lactate.
Như vậy chúng ta cần nới rộng ngưỡng lactate để cơ thể xử lý hydrogen hiệu quả hơn, tạo ra lactate rồi đẩy ra ngoài, để giúp giảm tính axit trong cơ bắp, giúp cơ lâu bị mỏi và dau nhức hơn.

Vậy làm thế nào để xác định được ngưỡng lactate ở đâu và phải chạy ở tốc độ nào?

Thông thường các vdv chuyên nghiệp ở những nước phát triển được kiểm tra chỉ số VO2max để xác định chính xác được ngưỡng lactate, và vận tốc nào để cơ thể chạm đến ngưỡng lactate. Nhưng ở VN hiện nay việc kiểm tra chỉ số VO2max còn hạn chế nên hầu hết chúng ta xác định ngưỡng lactate theo một cách thực tiễn là dựa vào nhịp tim. Chạy ở ngưỡng 85-90% nhịp tim tối đa.

Ví dụ bạn có nhịp tim tối đa 190bpm thì có thể chạy tempo ở ngưỡng từ 161bpm đến 171bpm. Vấn đề là chúng ta cần được đo nhịp tim một cách chính xác để tránh trường hợp chạy quá chậm hoặc quá nhanh so với mức giới hạn, và biết được tốc độ chính xác cho bài tập tempo. Hầu hết chúng ta đều có đồng hồ GPS có tích hợp đo được nhịp tim (optical), nhưng để được chính xác thì cần phải có dây đeo HRM (heart rate monitor)
Mình đeo dây đo HR với đồng hồ Garmin trong hầu như tất cả bài tập để đo nhịp tim một cách chính xác, và giúp cho Garmin theo dõi được tình trạng thể lực của mình, để từ đó Garmin sẽ có những khuyến nghị để mình tập luyện được hiệu quả hơn
Trở lại với bài chạy Tempo, để có bài chạy hiệu quả chúng ta cần khởi động khoảng 30p với pace nhẹ nhàng + drills, strides, rồi sau đó mới vô bài tập chính chạy ở ngưỡng nhịp tim 85-90% max HR.
Duy trì tempo 20p là một bài tập không khó, nhưng sẽ cải thiện được khả năng chịu đựng của cơ bắp và cải thiện khả năng chuyển hóa carb để tạo năng lượng, giúp tăng cường độ (tốc độ) tập luyện cao hơn.

Nguồn thông tin: VĐV Quang Trần

Gợi ý bạn đọc thêm

CHECKLIST CẦN CÓ KHI CHẠY TRAIL DÀNH CHO NEWBIE

CHECKLIST CẦN CÓ KHI CHẠY TRAIL DÀNH CHO NEWBIE

BÀI TẬP TĂNG SỨC MẠNH CHO CƠ BẮP CHÂN TRƯỚC GIẢI ULTRA TRAIL

BÀI TẬP TĂNG SỨC MẠNH CHO CƠ BẮP CHÂN TRƯỚC GIẢI ULTRA TRAIL

CÁCH CHỌN GIÀY CHO GIẢI CHẠY TRAIL

CÁCH CHỌN GIÀY CHO GIẢI CHẠY TRAIL

BÀI TẬP SỨC BỀN DÀNH CHO CHẠY ULTRA TRAIL

BÀI TẬP SỨC BỀN DÀNH CHO CHẠY ULTRA TRAIL

VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC THỂ THAO TRONG CHẠY BỘ ĐƯỜNG DÀI

VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC THỂ THAO TRONG CHẠY BỘ ĐƯỜNG DÀI

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

fb chat