Chạy bộ nhiều nhưng không khỏe lên: Xem ngay 7 sai lầm và cách khắc phục

Chạy bộ nhiều nhưng không khỏe lên: Xem ngay 7 sai lầm và cách khắc phục

Hạn chế 7 sai lầm sau để việc chạy bộ đạt hiệu quả tốt mà không tốn nhiều công sức.

Chạy bộ là phương pháp tập luyện thể thao đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, việc chạy bộ không hề đơn giản như bạn vẫn tưởng. Một số sai lầm nhỏ có thể khiến bạn gặp chấn thương và việc chạy không còn hiệu quả như mong đợi.

Khắc phục ngay 7 sai lầm sau đây để việc chạy bộ trở nên chất lượng hơn.

1. Lựa chọn giày không phù hợp

Nhiều người có thói quen mang giày chạy cũ vì cảm giác an toàn hoặc đi bừa một đôi giày nào đó không dành riêng cho chạy bộ nên dễ gặp chấn thương khi chạy.

Giải pháp: Hãy đến cửa hàng bán giày chuyên về chạy bộ, nơi những người bán hàng am hiểu có thể giúp bạn lựa chọn được đôi giày phù hợp với kiểu chạy và kiểu chân của bạn. Bạn cũng nên thay giày khi chạy khoảng 300-350km để hạn chế chấn thương.

Ảnh 1

2. Chạy liên tục

Nhiều người mới tập chạy cảm thấy phấn khích và say mê với việc chạy bộ đến mức chạy quá nhiều và liên tục. Họ đăng ký tham gia rất nhiều cuộc thi khiến cơ thể không có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này dẫn đến những chấn thương thường gặp khi chạy như đau đầu gối, căng cơ đùi, kiệt sức, mất hứng thú khi chạy,...

Giải pháp: Nếu mới tập chạy hoặc sắp nghỉ dài hạn, hãy bắt đầu với việc đi bộ trước để cơ thể có thời gian làm quen. Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp tần suất chạy hợp lý sao cho số km hàng tuần không tăng hơn 10% so với tuần trước.

3. Chạy không đúng tư thế

Một số người thường có thói quen vung tay sang hai bên khi chạy khiến cơ thể bị chùng và thở không hiệu quả. Nhiều người mới tập chạy thường có xu hướng đưa tay lên trước ngực khi thấy mệt, tuy nhiên điều này sẽ khiến bạn cảm thấy căng cơ vai, cổ và dễ gặp chấn thương.

Giải pháp: Cố gắng giữ tay ngang với eo, đúng vị trí chúng có thể chạm nhẹ vào hông bạn. Cánh tay của bạn phải ở một góc 90 độ với khuỷu tay ở hai bên. Bạn cũng nên xoay cánh tay ở vai để chúng đung đưa qua lại. Khi bạn cảm thấy cơ thể bị chùng xuống, hãy ưỡn ngực ra ngoài.

Ảnh 2

4. Mất kiểm soát khi xuống dốc

Khi chạy xuống dốc, một số người có xu hướng nghiêng người quá xa về phía trước, vượt quá mức và mất kiểm soát. Chạy xuống dốc không đúng cách có thể khiến chân gặp chấn thương nghiêm trọng.

Giải pháp: Cách tốt nhất để chạy xuống dốc là hơi nghiêng người về phía trước, sải bước nhanh và ngắn. Đừng ngả người về phía sau và cố gắng hãm mình. Cố gắng giữ cho vai của bạn chỉ hơi ở phía trước so với hông. Tránh thực hiện các bước nhảy mạnh để giảm lực đập vào chân và gây căng thẳng cho khớp.

5. Không uống đủ nước

Nếu uống quá ít nước, bạn có thể bị mất nước do lượng mồ hôi thoát ra khi bạn chạy bộ, gây bất lợi cho hiệu suất chạy bộ và sức khỏe của bạn.

Giải pháp: Bạn cần chú ý xem mình đã uống gì và uống bao nhiêu trước, trong và sau khi tập luyện để cân đối. Đừng quên bù nước bằng nước lọc hoặc thức uống bổ sung khoáng chất sau khi chạy. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sẫm sau khi chạy thì bạn phải tiếp tục bù nước đến khi có màu trong nhẹ.

Ảnh 3

6. Mặc quần áo không phù hợp

Một số người chạy bộ mặc không đúng loại quần áo, quá nhiều hoặc quá ít so với điều kiện thời tiết khiến họ không thoải mái và có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ hoặc thời tiết.

Giải pháp: Hãy lựa chọn những loại quần áo được làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát giúp cơ thể khô ráo. Vào mùa đông, hãy mặc vừa đủ quần áo vì khi chạy cơ thể của bạn sẽ toát nhiều mồ hôi và nóng lên.

7. Chạy quá nhanh khi mới bắt đầu

Khi tham gia các cuộc thi chạy bộ đường dài, một trong những sai lầm phổ biến của các vận động viên mới là chạy quá nhanh khi mới bắt đầu khiến cơ thể không thích ứng kịp và gây ra những bệnh nguy hiểm.

Giải pháp: Cố tình chạy chậm hơn so với dự định ban đầu. Hãy nhớ rằng cứ mỗi giây bạn chạy nhanh trong nửa đầu cuộc đua sẽ khiến bạn mất gấp đôi lượng thời gian đó cho nửa sau của cuộc đua.

Ảnh 4

Thethao247 _❃___

Gợi ý bạn đọc thêm

CHECKLIST CẦN CÓ KHI CHẠY TRAIL DÀNH CHO NEWBIE

CHECKLIST CẦN CÓ KHI CHẠY TRAIL DÀNH CHO NEWBIE

BÀI TẬP TĂNG SỨC MẠNH CHO CƠ BẮP CHÂN TRƯỚC GIẢI ULTRA TRAIL

BÀI TẬP TĂNG SỨC MẠNH CHO CƠ BẮP CHÂN TRƯỚC GIẢI ULTRA TRAIL

CÁCH CHỌN GIÀY CHO GIẢI CHẠY TRAIL

CÁCH CHỌN GIÀY CHO GIẢI CHẠY TRAIL

BÀI TẬP SỨC BỀN DÀNH CHO CHẠY ULTRA TRAIL

BÀI TẬP SỨC BỀN DÀNH CHO CHẠY ULTRA TRAIL

VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC THỂ THAO TRONG CHẠY BỘ ĐƯỜNG DÀI

VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC THỂ THAO TRONG CHẠY BỘ ĐƯỜNG DÀI

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

fb chat